Đông Nhân, Hải Bối

Đông Anh, TP. Hà Nội

0984393499

Hỗ trợ khách hàng 24/7

Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 - 17:30

Chất thải nguy hại, quản lý chất thải nguy hại thế nào?

Chất thải nguy hại là gì? Gồm bao nhiêu loại? danh mục các loại chất thải nguy hại và những ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con người ra sao? Đọc ngay bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết!

Chất thải nguy hại theo quy định là gì?

Chất thải nguy hại theo quy định là gì?
Chất thải nguy hại theo quy định là gì?

Đối chiếu theo quy chế về quản lý chất thải theo quyết định được ban hành số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, tại điều 3, chương I có định nghĩa chất thải nguy hại như sau: 

“Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người”.

Danh mục chất thải nguy hại mới nhất theo thông tư 36

Danh mục chất thải nguy hại mới nhất theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định như trích dẫn sau đây: 

A. Hướng dẫn sử dụng danh mục CTNH

** Giải thích về các cột trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này:

1.1. Mã CTNH (mã chất thải nguy hại): Là cột thể hiện mã số của các chất thải trong Danh mục khi được phân định là CTNH. Mã CTNH được tổ hợp từ 1, 2 hoặc 3 cặp chữ số (hay 2, 4 hoặc 6 chữ số) như sau:

  1. a) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ nhất thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính.
  2. b) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ hai thể hiện mã của phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính.
  3. c) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ ba thể hiện mã của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.

1.2. Tên chất thải: Là cột thể hiện tên gọi của các chất thải trong Danh mục, được phân loại theo 3 cấp như sau:

  1. a) Cấp 1 (tương ứng với mã có 1 cặp chữ số): Tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính.
  2. b) Cấp 2 (tương ứng mã có 2 cặp chữ số): Tên gọi của phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính.
  3. c) Cấp 3 (tương ứng mã đầy đủ 3 cặp chữ số): Tên gọi của từng loại chất thải trong từng phân nhómC. Danh mục chi tiết của các CTNH và chất thải có khả năng là CTNH.

1.4. Mã Basel (A): Là cột thể hiện mã đối chiếu A theo Phụ lục VIII (Danh mục A) của Công ước Basel. Đối với những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu A hoặc không có mã đối chiếu mặc định nào thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể (ví dụ theo nguồn phát thải, thành phần và tính chất nguy hại của chất thải) và nội dung Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn mã phù hợp.

1.5. Mã Basel (Y): Là cột thể hiện mã đối chiếu Y theo Phụ lục I của Công ước Basel. Đối với những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu Y hoặc không có mã đối chiếu mặc định nào thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể (ví dụ theo nguồn phát thải, thành phần và tính chất nguy hại của chất thải) và nội dung Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn mã phù hợp.

1.6. Tính chất nguy hại chính: Là cột thể hiện các tính chất nguy hại chính mà một CTNH trong Danh mục có thể có, đối chiếu theo quy định của EC và Phụ lục III của Công ước Basel. Tùy vào từng trường hợp, một CTNH có thể có một, một số hoặc tất cả các tính chất được ghi tại cột này.

** Danh mục chi tiết của các CTNH và chất thải có khả năng là CTNH:

  • Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.
  • Chất thải từ quá trình sản xuất, đIều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ.
  • Chất thải từ quá trình sản xuất, đIều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu cơ.
  • Chất thải từ nhà máy nhiệt đIện và các cơ sở đốt khác.
  • Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại.
  • Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu x y dựng và thủy tinh.
  • Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác.
  • Chất thải từ quá trình sản xuất, đIều chế, cung ứng, sử.
  • Chất thải từ ngành nông nghiệp.
  • Chất thải từ quá trình sản xuất, đIều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.
  • Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.
  • Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
  • Chất thải x y dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm), chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, nước thải và xử lý nước cấp.
  • Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này).
  • Thiết bị, phương tiện giao thông vận tảI đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
  • Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
  • Dầu thải và chất thải lẫn dầu, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môI hữu cơ, môI chất lạnh và chất đẩy (propellant).
  • Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
  • Các loại chất thải chưa nêu tại các mã khác.

Xem thêm bài viết: Chất thải rắn là gì?

Quản lý chất thải như thế nào?

Quản lý chất thải nguy hại như thế nào?
Quản lý chất thải nguy hại như thế nào?

Để quản lý chất thải một cách tốt và hiệu quả nhất, bạn cần:

  • Xác định rõ cơ sở mình phát sinh những loại chất thải nguy hại nào?
  • Xác định những yêu cầu pháp lý hiện hành cho việc tạo và lưu trữ cũng như xử lý chất thải nguy hại
  • Kiểm tra xem đã có giấy phép hay được cấp phép xả thải, tạo ra chất thải nguy hại hiện hành chưa?
  • Những chất thải được thu thập từ công ty thu gom chất thải nguy hại có đủ điều kiện không?
  • Những chất thải đã có một quy trình kiểm soát nhằm duy duy trì hồ sơ hay chưa?

Ảnh hưởng của chất thải nguy hại như thế nào?

Có thể nói rằng, chất thải nguy hại cực kỳ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, môi trường cũng như sức khỏe con người. Cụ thể là:

Tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển

Những chất thải nguy hại vứt bừa bãi ra môi trường không những gây mất vệ sinh, khiến không khí ngột ngạt, bí bách thêm mà chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và côn trùng cũng như vi khuẩn có hại phát triển.

Ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người

Trong thành phần của chất thải thường chứa tỷ lệ hàm lượng hữu cơ khá lớn. Do vậy, khi chúng chưa phân hủy sẽ gây ra mùi hôi thối, làm vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Từ đó, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của con người. Chưa kể, những nơi chứa đựng các chất này cũng chính là chỗ trú ngụ của chuột, muỗi, gián, vi trùng có khả năng gây ra một số bệnh truyền nhiễm cho sức khỏe con người

Gây ô nhiễm môi trường

Chất thải nguy hại một khi không được xử lý triệt để và kịp thời thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống. Nó khiến:

  • Môi trường nước bị ô nhiễm một cách trầm trọng.
  • Chất thải được chất đống, tập trung ở một nơi sẽ phát ra các chất khí độc như: H2S, NH3, CH4, SO2, CO2. Nó khiến bầu không khí trở nên ô nhiễm vì khí độc, gây hệ lụy cho các loài vật và con người sống ở xung quanh.
  • Trong các thành phần của chất thải nguy hại thường chứa rất nhiều chất độc. Những loại chất thải này để ở môi trường mà không có bất kỳ biện pháp xử lý khoa học nào thì các chất độc thường sẽ xâm nhập vào đất, tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích như: Giun, vi sinh vật, ếch nhái…Từ đó, làm môi trường đất bị giảm đi sự đa dạng sinh học, là nguyên nhân tạo ra nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.

Xử lý chất thải nguy hại ra sao?

Cách xử lý chất thải nguy hại
Cách xử lý chất thải nguy hại
  • Cách nhận biết chất thải: Nó thường có đặc điểm riêng như dễ cháy, dễ nổ, mang độc tính cao đối với môi trường. Chúng được xếp vào những nhóm khác nhau, có quy định theo mã số chất thải riêng (tức HW-001).
  • Phân loại: Chất thải nguy hại cần được tách riêng với chất thải không nguy hại và không tương thích.
  • Cách thải bỏ: Các chất thải nguy hại cần có kỹ thuật xử lý và tiêu huy riêng biệt nhằm hạn chế những tác động tiềm ẩn mà chúng mang lại tới môi trường. Để đảm bảo chất thải được xử lý đúng, cần hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ thu gom tốt đã được cấp phép đầy đủ.

Trên đây là những chia sẻ của dịch vụ thu mua phế liệu Nhật Hàn về: Chất thải nguy hại, Quản lý chất thải nguy hại thế nào? Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết trên!

Chia sẻ bài viết:
Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
GỬI THÔNG TIN LIÊN HỆ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN