Đông Nhân, Hải Bối

Đông Anh, TP. Hà Nội

0984393499

Hỗ trợ khách hàng 24/7

Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 - 17:30

Rác thải y tế nghĩa là gì? Cách phân loại, thu gom và xử lý

Rác thải y tế hiện đang là vấn đề được quan tâm vì chất thải này nếu không được xử lý tốt sẽ gây những tác động tiêu cực đến môi trường. Hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Rác thải y tế là gì?

Rác thải y tế là gì?
Rác thải y tế là gì?

Theo quy định của Bộ Y Tế (43/2007/QĐ-BYT) thì rác thải y tế được định nghĩa như sau:

Rác thải y tế là những chất ở dưới dạng thể rắn, lỏng hoặc khí được sinh ra trong các hoạt động sản xuất của các cơ sở y tế. Dựa theo mức độ nguy hiểm, người ta chia loại rác thải này thành hai loại. Đó là:

  • Rác thải y tế thông thường
  • Rác thải y tế nguy hại

6 loại rác thải y tế phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, theo thực tế ghi nhận và sự phân tích từ các chuyên gia về môi trường, rác thải y tế được chia thành 6 loại:

Loại 1: Rác thải lâm sàng

Được chia ra làm 5 nhóm nhỏ:

  • Nhóm A: Những rác thải tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn do chứa mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút, nấm…như: Băng gạc thấm máu, chất dịch bệnh nhân, găng tay, bột bó, cuộn dây truyền,…
  • Nhóm B: Những chất thải có đặc tính sắc nhọn, ví dụ như: Lưỡi dao, mảnh thủy tinh vỡ, kim tiêm…
  • Nhóm C: Những rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao xuất phát từ phòng thí nghiệm, chả hạn như: Lam kính, bệnh phẩm, ống xét nghiệm, túi đựng huyết tương, máu…
  • Nhóm D: Những rác thải là thuốc đã quá hạn hoặc bị nhiễm khuẩn, không thể dùng hoặc các thuốc gây độc cho tế bào.
  • Nhóm E: Những rác thải giải phẫu bệnh là các mô, cơ quan nội tạng của người bệnh hay của cơ thể như: Nhau thai, chân tay…có yếu tố nhiễm khuẩn hoặc không.

Loại 2: Rác thải gây độc cho tế bào

Là những rác thải ô nhiễm như gạc, kim tiêm, thuốc, nước tiểu, phân người.

Rác thải gây độc cho tế bào 
Rác thải gây độc cho tế bào

Loại 3: Rác thải phóng xạ

Rác thải phóng xạ, hạt nhân
Rác thải phóng xạ, hạt nhân

Là những rác thải sinh ra từ các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu, nghiên cứu, có kèm yếu tố phóng xạ ở cả ba thể rắn, lỏng khí.

  • Với rác thải phóng xạ rắn: Được dùng trong hoạt động xét nghiệm, chả hạn giấy thấm, bông, bơm tiêm…
  • Với rác thải phóng xạ lỏng: Là những dung dịch có phóng xạ dùng trong điều trị.
  • Với rác thải phóng xạ khí: Dùng trong lâm sàng, khí ở kho chứa các chất phóng xạ.

Loại 4: Rác thải hóa học

Rác thải hóa học
Rác thải hóa học

Là loại rác thải sinh ra từ nhiều nguồn, đặc biệt ở khâu xét nghiệm và chuẩn đoán. Bao gồm: Dung môi, hóa chất cản quang, hỗn hợp hóa chất…

Loại 5: Các loại bình chứa có áp suất

Rác thải có chứa bình áp suất
Rác thải có chứa bình áp suất

Những loại bình chứa có áp suất, chả hạn như CO2, O2, Gas, bình khí dùng 1 lần…là những rác thải tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, cần xử lý riêng biệt.

Loại 6: Rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt

Là những rác thải ở cơ sở y tế, xuất phát từ các phòng hành chính trong bệnh viện, bao gồm: Tài liệu, giấy, nilon, hộp carton, thức ăn thừa…

Xem thêm bài viết: Chất thải nguy hại là gì và cách xử lý

Quy trình thu gom và xử lý rác thải y tế hiện nay

Mỗi loại rác thải y tế thì sẽ có cách thu và xử lý khác nhau. Từ đó, dẫn đến quy trình gom và quản lý cũng riêng biệt. Tuy nhiên, chúng đều bám sát theo quy định về quản lý chất thải số 43/2007/QĐ-BYT do Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định.

Chi tiết quy trình thu gom và xử lý rác thải y tế được minh họa cụ thể như sau:

Quy trình thu gom và xử lý rác thải y tế
Quy trình thu gom và xử lý rác thải y tế

Thực tế tình trạng rác thải y tế tại Việt Nam 

Có thể nói rằng, thực tế tình trạng rác thải y tế tại Việt Nam hiện nay đang ở mức cực kỳ báo động. Theo thống kê của những cơ quan chuyên trách thì tính trung bình một ngày, có khoảng 120.000 m3 nước thải, 350-400 tấn chất thải y tế được xả ra môi trường.

Thực trạng rác thải tại Việt Nam
Thực trạng rác thải tại Việt Nam

Tuy nhiên, đáng buồn rằng, chỉ có khoảng 54,3% các cơ sở y tế trong cả nước có xây dựng hệ thống xử lý rác thải y tế đầy đủ. Còn lại, khá nhiều đơn vị vẫn chủ quan, lơ là dẫn đến rác vẫn trực tiếp đi ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường.

Phân tách rác thải y tế lẫn rác thải sinh hoạt

Trong trường hợp rác thải y tế đang bị lẫn với rác thải sinh hoạt, bạn cần thực hiện như sau:

Với rác thải y tế thể rắn

  • Xử lý rác ở trong lò chuyên dụng trên nền nhiệt độ cao.
  • Nhằm tránh ô nhiễm môi trường, nên xử lý rác bằng cách đốt chung ở những công ty chuyên nhận xử lý rác.
  • Ngay ở bệnh viện, cơ sở y tế, rác cần được phân theo từng loại, đóng bao bì riêng, ký hiệu rõ ràng.
Xử lý rác thải y tế rắn
Xử lý rác thải y tế rắn

Với nước thải y tế

  • Cần nghiên cứu, xây dựng công trình xử lý nước thải có dùng công nghệ AAO kết hợp với nhiều công trình dùng chất ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh.
  • Đảm bảo xử lý nước thải ở mức chi phí thấp, ổn định.
  • Các trung tâm y tế hoàn toàn có thể tham khảo cũng như chọn ra mô hình xử lý nước thải sao cho thật phù hợp với diện tích mà bạn có.
  • Mô hình có thể dùng công nghệ để giảm đi sự bùn dư, hoàn toàn chẳng cần bể lắng hay bể chứa, không phải xử lý bùn.

Những cách xử lý rác thải y tế an toàn, hiệu quả 

Cách xử lý rác thải y tế an toàn, hiệu quả như sau:

Khử khuẩn cùng hóa chất 

Với nhóm chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao thì rõ ràng, việc khử khuẩn cùng hóa chất sẽ đem lại hiệu quả lớn. Bạn có thể ngâm rác với cloramin B, javen nhằm loại bỏ hết độc, khuẩn có thể gây hại cho sứ ckhore rồi mới xử lý triệt để.

Dùng lò đốt rác

Sử dụng lò đốt rác áp dụng cho tất cả các loại rác thải y tế khác nhau. Lò có nhiều loại, mỗi lò lại có những đặc tính riêng nhưng đều chung nguyên lý là: Dùng nền nhiệt cao để phá vỡ cấu trúc khuẩn, loại bỏ độc tố rồi đem đi xử lý, chôn lấp.

Dùng hơi nóng 

Bạn cũng có thể cho rác vào máy khử khuẩn, hơi nóng của máy sẽ làm tiêu hủy khuẩn, chất độc gây hại nhanh chóng, đem lại hiệu quả cao.

Cách xử lý rác thải an toàn, hiệu quả
Cách xử lý rác thải an toàn, hiệu quả

Biện pháp chôn lấp phù hợp vệ sinh 

Với những khu vực mà chưa có điều kiện xử lý rác đạt chuẩn thì giải pháp chôn lấp cũng là cách làm an toàn. Với chất thải y tế thường, chôn ở bãi tập trung. Còn lại, nếu là chất thải nguy hại thì chôn ở nơi riêng biệt, cố định.

Tái chế, tái sử dụng 

Cuối cùng, cách xử lý rác thải y tế có thể tính đến là tái chế, tái sử dụng. Với những chất thải y tế thường, không có yếu tố lấy nhiễm, không gây hại cho sức khỏe như chai đựng Nacl, chai thủy tinh,…đều được tái chế để làm ra những đồ mới hữu ích. Tuy nhiên, chỉ có những đơn vị đạt đủ tiêu chuẩn, được cấp phép mới có quyền tái chế.

Trên đây là những chia sẻ của phế liệu Nhật Hàn về: Rác thải y tế nghĩa là gì? Cách phân loại, thu gom và xử lý. Hy vọng rằng, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này.

Chia sẻ bài viết:
Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
GỬI THÔNG TIN LIÊN HỆ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN