Đông Nhân, Hải Bối

Đông Anh, TP. Hà Nội

0984393499

Hỗ trợ khách hàng 24/7

Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 - 17:30

Tổng quan về chất thải rắn CHI TIẾT, ĐẦY ĐỦ nhất

Bên cạnh các thiết bị hiện đại giúp cuộc sống con người trở nên thoải mái, tiện nghi hơn thì các chất thải rắn cũng xuất hiện nhiều hơn. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết tận dụng nguồn phế liệu ấy hợp lý, sẽ mang lại nguồn lợi về kinh tế. Qua bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về chất rắn chi tiết, đầy đủ nhất. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Khái niệm chất thải rắn là gì?

Chất thải rắn là những vật liệu ở trạng thái rắn, mà con người thải đi trong quá trình lao động và sinh hoạt thường ngày. Những chất thải rắn đó có thể là: vỏ chai nhựa, cao su, giấy đã qua sử dụng, thủy tinh, sắt, nhôm, đồng, kẽm, các đồ dùng bị cũ hỏng…

Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là gì?

Cách phân loại chất thải rắn

Hiện nay, việc phân loại chất thải rắn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp chúng ta có hướng xử lý chất thải một cách hợp lý nhất. Sau đây là các cách phân loại rác thải rắn cơ bản:

Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

Cách phân loại này dựa vào việc mà con người sử dụng, thải ra tại nơi hoạt động sinh hoạt và sản xuất:

  • Chất thải rắn tại đô thị: chính là các loại chất thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của các gia đình, chợ buôn bán, bệnh viện, trường học,…
  • Chất thải rắn từ nông nghiệp: rơm rạ, lõi ngô, vỏ các loại thuốc hóa học,…
  • Chất thải rắn từ công nghiệp: các loại phế liệu do các nhà máy, khu công nghiệp thải ra trong quá trình sản xuất như nhựa, giấy vụn, vải vụn, sắt, thép, thủy tinh, cao su…

Phân loại dựa theo thành phần hóa học

  • Chất thải có thành phần hữu cơ: sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất các chế phẩm nông nghiệp hoặc thức ăn thừa từ chăn nuôi, sinh hoạt hằng ngày của con người…
  • Chất thải có thành phần vô cơ: là các chất thải vật liệu khi xây dựng hoặc sản xuất công nghiệp như đá, sỏi, xi măng, thủy tinh…

Phân loại theo tính chất độc hại

  • Chất thải rắn không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người: giấy, vải, sắt, thép, đồng, nhôm…
  • Chất thải rắn có tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người: các chất thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp có thành phần hóa học độc hại hoặc chất thải y tế…

Phân loại theo biện pháp xử lý hoặc tái xuất

  • Chất thải có khả năng phân hủy và khó phân hủy.
  • Chất thải có thể bị đốt cháy và không đốt cháy được.
  • Chất thải sẽ tái xuất được và không tái xuất được.
Phân loại chất thải rắn góp phần bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích kinh tế
Phân loại chất thải rắn góp phần bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích kinh tế

Những tính chất riêng của chất thải rắn

Cũng giống như các vật chất khác, chất thải rắn có những tính chất riêng, các bạn cần hiểu rõ để có hướng xử lý cho phù hợp và hiệu quả nhất. Trọng lượng riêng của chất thải rắn: được tính trên đơn theo thể tích m3. Trọng lượng riêng của chất thải rắn phụ thuộc vào dạng tồn tại của nó.

Độ ẩm của chất thải rắn: được đánh giá bằng tỷ lệ hơi nước có trong trọng lượng chất thải. Độ ẩm đó được tính bởi công thức:

  • xw là độ ẩm của chất thải rắn (%)
  • mr là khối lượng chất thải rắn khi chưa qua xử lý sấy (kg)
  • ms là khối lượng chất thải rắn đã qua xử lý sấy (kg)

Nhiệt trị của chất thải rắn: là chỉ lượng nhiệt sinh ra trong quá trình tiến hành đốt chất thải. Nhiệt trị càng cao thì việc sử dụng phương pháp nhiệt sẽ mang lại hiệu quả cao. Công thức để tính nhiệt trị của chất thải rắn là:  

  • C là thành phần cacbon (%)
  • H là thành phần hydro (%)
  • O là thành phần oxy (%)
  • S là thành phần lưu huỳnh (%)
  • W là độ ẩm của chất thải (%)

Nhiệt trị của chất thải phụ thuộc vào độ ẩm và thành phần của chất thải. Độ ẩm càng lớn thì khả năng cháy và nhiệt trị càng thấp.

Độ tro của chất thải rắn: là tỷ lệ (%) lượng vật chất còn lại sau khi đốt. Độ tro càng ít thì chứng tỏ quá trình cháy diễn ra tốt. Những chất thải rắn có độ ẩm và đồ tro nhỏ rất phù hợp khi xử lý bằng phương pháp nhiệt phân. Độ tro được tính theo công thức sau:

Thành phần cháy của chất thải rắn: là những chất có khả năng cháy được trong điều kiện có oxy. Chất thải đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố độ ẩm, độ tro nhỏ, thành phần cháy cao thì có thể xử lý bằng phương pháp nhiệt hiệu quả. 

Thành phần hữu cơ của chất thải rắn: chính là những chất từ các hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm hoặc trồng trọt, chăn nuôi. Các chất thải hữu cơ có thể được sử dụng làm phân vi sinh hoặc ủ trong các hầm sinh học để làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất khác.

Thành phần vô cơ của chất thải rắn: xuất phát từ các hoạt động sản xuất và khai thác như đất, cát, đá, sỏi, sành sứ, thủy tinh…

Chất thải dễ bị phân hủy sinh học: là các chất có thành phần dễ dàng bị phân hủy như các chế phẩm trong sản xuất thực phẩm hoặc trong nông nghiệp như các loại rau, thịt, phân gia súc, gia cầm… Các loại chất thải này thường được tận dụng làm nguồn nguyên liệu để tạo ra chất đốt, phục vụ sinh hoạt.

Thành phần chất thải rắn tái chế được: bao gồm các loại giấy, vải vụn,kim loại, nhựa, cao su, thủy tinh, đồ điện tử… 

Những tác hại của chất thải rắn

Việc xả rác thải nhiều và không đúng nơi quy định sẽ mang lại những tác hại vô cùng lớn đối với sức khoẻ con người và môi trường sống.

Đối với sức khỏe con người

Chất thải rắn nếu không được tập hợp đúng nơi quy định và xử lý kịp thời sẽ là nguồn lây nhiễm các bệnh từ ruồi nhặng, muỗi…Dẫn đến bệnh về đường hô hấp, dị ứng, tim mạch, tiêu hóa, viêm da, đau mắt, ung thư, thần kinh…

Đối với môi trường

Chất thải rắn ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe con người còn tác động trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí…Do đó, nếu không xử lý đúng quy trình kỹ thuật sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến không khí và chất lượng môi trường sống của các sinh vật. 

Lợi ích kinh tế của chất thải rắn

Chất thải rắn có thể mang lại những giá trị kinh tế không ngờ khi được tận dụng và sử dụng hiệu quả. Để thực hiện được các bạn cần có kế hoạch phân loại rác thải ngay từ đầu: rác thải phân hủy sinh học, rác thải không phân hủy sinh học và rác thải có thể tái chế. 

Đối với việc xử lý rác thải phân hủy sinh học, bạn có thể tận dụng thức ăn thừa để chăn nuôi gia súc, gia cầm…Các loại rau, phân trong chăn nuôi ủ làm phân bón cho cây trồng hoặc làm nguyên liệu cho hầm biogas tạo nhiệt lượng cho đun nấu, sản xuất. 

Đối với việc xử lý rác thải tái chế, sẽ tạo ra nguồn thu cho những người thu gom các loại rác tái chế để bán lại cho nơi thu mua phế liệu. Đồng thời đây cũng là một cách để tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước trong việc nhập nguồn nguyên liệu mỗi năm.

Phân loại rác thải hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích
Phân loại rác thải hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích

Cách quản lý chất thải rắn

Để không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người, chúng ta cần có các quy trình quản lý chất thải hợp lý: hạn chế các lại rác thải, tận dụng những loại có thể dùng lại được, tiến hành tái chế các chất thải có thể tái chế, có hướng xử lý theo đúng tính chất và phương pháp, tiêu hủy khi không còn khả năng tái chế.

Các bước xử lý chất thải rắn

Đối với việc xử lý chất thải rắn thì mỗi đơn vị sẽ có những quy định riêng, tuy nhiên đều trải qua các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Tiến hành phân loại chất thải rắn ngay từ khi thu gom.
  • Bước 2: Tập hợp các loại chất thải.
  • Bước 3: Sử dụng xe chuyên dụng để chuyển chất thải từ nơi thu mua về địa điểm tập kết.
  • Bước 4: Lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn phù hợp.
Quy trình xử lý chất thải rắn
Quy trình xử lý chất thải rắn

Các phương pháp xử lý chất thải rắn

Các phương pháp xử lý chất thải rắn sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cũng như góp phần giảm thiểu việc ô nhiềm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Xử lý bằng phương pháp tái chế

Phương pháp tái chế chất thải rắn được cho là lựa chọn tối ưu giúp tiết kiệm chi phí, năng lượng, lại thân thiện với môi trường. Với những sản phẩm được tái chế sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho nhân công, đồng thời hạn chế việc phải khai thác nguồn nguyên liệu mới. 

Xử lý bằng phương pháp nhiệt

Đối với rác thải kim loại thì phương pháp nhiệt được coi là cách tốt nhất để tái chế và xử lý triệt để nhất. Phương pháp này dựa vào nhiệt độ để làm nóng chảy các chất thải rắn sang dạng lỏng hay dạng khí để tái chế thành các sản phẩm khác hoặc thành tro khi không thể tái chế được.

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt

Hy vọng với những thông tin mà chúng ta chia sẻ, cung cấp ở trên về chất thải rắn sẽ hữu ích đối với các bạn. Để tiết kiệm nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe con người, ngay từ bây giờ các bạn hãy cùng chung tay hạn chế thải và phân loại rác nhé!

Chia sẻ bài viết:
Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
GỬI THÔNG TIN LIÊN HỆ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN