Đông Nhân, Hải Bối

Đông Anh, TP. Hà Nội

0984393499

Hỗ trợ khách hàng 24/7

Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 - 17:30

9 Cách tái chế giấy độc đáo và Quy trình tái chế giấy chi tiết

Việc tái chế giấy ngày càng trở nên hữu ích hơn, chúng vừa giúp tận dụng được nguyên liệu lại vừa bảo vệ môi trường. Với 9 cách tái chế giấy với ý tưởng siêu độc đáo dưới đây và quy trình tái chế giấy chi tiết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Hãy cùng xem nhé!

Giấy tái chế là gì? Quy trình tái chế giấy chi tiết nhất

Trước khi tìm hiểu về cách tái chế giấy thì bạn đọc nên nắm được một số điều cơ bản về giấy như:

  • Giấy nguyên chất được sản xuất từ bột giấy.
  • Bột giấy có nguồn gốc từ gỗ.
  • Bột giấy, hỗn hợp sợi và nước được đưa vào thảm màn hình. Những thảm này sẽ được lăn rung liên tục để làm khô và tạo ra giấy.

Dưới đây là quy trình tái chế giấy chi tiết nhất:

Bước 1: Chọn lọc phế liệu

Chọn lọc phế liệu

Đầu tiên, cần chọn lọc giấy phế liệu, loại bỏ các tạp chất, nhựa hoặc kim loại bởi những tạp chất này sẽ khiến quá trình tái chế gặp khó khăn.

Bước 2: Thu gom và vận chuyển về nơi tái chế

Sau khi được chọn lọc thì giấy sẽ được thu gom lại, dùng máy ép ép thành từng khuôn to và chở đến các nhà máy tái chế chuyên dụng.

Bước 3: Tạo bột giấy và khử mực giấy

Giấy mang về nhà máy sẽ đưa vào một bể chứa lớn. Tại đây có chứa nước và hóa chất giúp đánh giấy phế liệu thành bột. Giấy được cắt thành những mảnh nhỏ và đánh tơi. Sau đó, hỗn hợp được đưa đến các rãnh để sàng lọc tạp chất như nilon, băng dính. Sau đó, giấy sẽ được tẩy bỏ hoàn toàn mực và keo dính.

Bước 4: Nghiền, tẩy màu và làm trắng

Giấy sẽ được nghiền thành bột, bột giấy sẽ liên tục được đập, nhồi để làm xơ sợi bông lên để chuẩn bị cho quá trình xeo giấy dễ dàng hơn.

Sử dụng các loại bột tẩy trắng như hydrogen peroxide, chlorine dioxide để bột giấy trắng sáng hơn.

Bước 5: Xeo giấy

Xeo giấy

Đây là bước quan trọng nhất. Bột sẽ được trộn cùng nước sau đó đem chao trên khuôn lưới và lắc nhẹ để nước bay hơi hết. Lúc này sẽ thu được bột giấy sạch đọng trên các màng lưới. Số bột này sẽ được đi qua trục ép có bọc bạt, nước sẽ được vắt ra hết trước khi đem phơi để thành giấy mới.

Tái chế giấy mang lại lợi ích gì?

  • Tiết kiệm chi phí.
  • Bảo vệ tài nguyên.
  • Tiết kiệm năng lượng.
  • Giảm thiểu nước thải ra ngoài môi trường.
  • Giảm chất thải rắn.
  • Giảm khí thải CO2.
  • Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • Giảm số lượng và diện tích các bãi rác.

Các loại giấy có thể tái chế

Các loại giấy có thể tái chế

Hầu hết các loại giấy đều có thể tái chế, bao gồm:

  • Các bìa carton, thùng giấy cũ.
  • Giấy báo in.
  • Sổ cái trắng vớ tiêu đề giấy không bóng, có thể in hoặc không in, sao chép giấy máy.
  • Sách tráng tráng.
  • Giấy màu được in ra từ máy tính.
  • Danh bạ điện thoại đã qua sử dụng.
  • Tạp chí.
  • Chất thải văn phòng đã được phân loại riêng.
  • Giấy hỗn hợp.

Giấy tái chế có ưu điểm gì?

  • Tính bền vững: tái chế giấy sẽ bảo vệ rừng khỏi tình trạng khai thác cạn kiệt tài nguyên. Điều này còn bảo vệ môi trường sống cho động vật hoang dã, thực vật và bảo vệ nguồn nước ngầm.
  • Tái chế giấy ngăn chặn việc khai phá rừng, giảm lượng sử dụng gỗ.
  • Giảm phát thải: Năng lượng tiêu tốn của ngành tái chế giấy rất ít, đảm bảo chất thải vào khí quyển là ít nhất.
  • Cung cấp chất xơ: Giấy tái chế có nguồn chất xơ tươi, dễ dàng cô lập carbon.
  • Tiết kiệm được không gian chôn lấp rác thải.
  • Tiết kiệm nước nhiều hơn quy trình sản xuất giấy mới.
  • Giá trị thu về khi mua phế liệu giấy tương đương với giá bán ra.
  • Giảm nhẹ quá trình xử lý chất thải khi sản xuất.

Các phương pháp xử lý giấy tại Việt Nam

  • Phương pháp thiêu đốt
  • Phương pháp ủ sinh học
  • Phương pháp chôn lấp
  • Phương pháp tái chế

Cách tái chế giấy thành đồ handmade độc đáo 

Dưới đây là một số phương pháp tái chế giấy độc đáo và hữu ích trong cuộc sống mà bạn có thể tham khảo:

Tái chế giấy báo thành vật dụng hữu ích

Tái chế giấy báo thành vật dụng hữu ích

Giấy báo sau khi đã sử dụng có thể tái chế thành nhiều vật dụng như khung ảnh, đồ chơi, đồ dùng handmade. Chỉ cần một chút khéo léo và sáng tạo là bạn đã có thể thực hiện vô vàn ý tưởng với giấy báo cũ rồi đấy.

Cách làm quần áo bằng giấy báo

Cách làm quần áo bằng giấy báo

Bạn có thể tận dụng những tờ giấy báo đã dùng để thiết kế thành những bộ trang phục độc đáo. Để thêm phần màu sắc, hãy mix với những trang tạp chí nhiều màu sắc nhé. Đây sẽ là ý tưởng tuyệt vời cho những lễ hội, những cuộc thì về môi trường đất.

Sản phẩm tái chế từ giấy

Sản phẩm tái chế từ giấy

Giấy tái chế có thể làm được vô cùng nhiều thứ, từ đánh dấu sách, làm vật dụng trang trí và bạn có thể sơn màu tùy theo ý thích. Vô cùng đơn giản và thân thiện với môi trường.

Đồ tái chế từ giấy báo

Đồ tái chế từ giấy báo

Từ những tờ giấy báo bỏ đi bạn có thể sáng tạo ra vô vàn họa tiết để trang trí cho không gian sống của mình như: khung ảnh, hoa, lá treo tường,….

Những đồ vật sáng tạo từ giấy báo

Những đồ vật sáng tạo từ giấy báo

Chỉ với những tờ tạp chí nhiều màu sắc và một lọ keo dán, bạn đã có thể làm được một chiếc bát xinh xắn từ giấy rồi. Chiếc bát này có thể dùng để trang trí hoặc đựng những đồ vật nhỏ xinh cho bàn làm việc thêm gọn gàng.

Tái chế thùng giấy

Tái chế thùng giấy

Từ những chiếc thùng carton hoặc thùng giấy cũ, bạn có thể hô biến thành những chiếc túi xách, túi đựng đồ vô cùng độc đáo.

Trang trí tường nhà bằng giấy báo

Trang trí tường nhà bằng giấy báo

Giấy báo có thể dùng để dán lại những mảng tường bong tróc xấu xí hoặc chỉ cần một chút khéo léo, bạn đã có thể “chế biến” chúng thành những bức tranh treo tường độc đáo như thế này rồi!

Sáng tạo từ giấy

Sáng tạo từ giấy

Có vô vàn cách sáng tạo từ giấy, bạn có thể thử làm hộp đựng đồ, khung ảnh, thậm chí là cả một bó hoa hồng cực kỳ xinh xắn từ giấy báo.

Làm đồ vật bằng giấy

Làm đồ vật bằng giấy

Những chiếc khung ảnh xinh xắn, đồ trang trí khung cửa, tấm lót cốc thậm chí cả một chiếc thùng rác được làm từ giấy, tại sao không?

Với những ý tưởng tái chế giấy độc đáo nêu trên, hy vọng bạn đã có cách tái chế giấy để thể tận dụng được hết giấy, báo cũ trong gia đình mình để làm thành những vật dụng hữu ích nhất! Chúc bạn thành công!

Chia sẻ bài viết:
Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
GỬI THÔNG TIN LIÊN HỆ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN